Cấu tạo, kích thước và cách vận hành của thang máy gia đình

1. Cấu tạo thang máy

Một bộ thang máy lắp đặt hoàn chỉnh sẽ bao gồm thang máy và không gian lắp đặt thang máy. Trong đó, thang máy bao gồm: hệ thống cơ khí (cabin, ray dẫn hướng, cửa tầng, cáp kéo, piton,…) và hệ thống điện – tủ điện, hệ thống truyền động (thủy lực, máy kéo,…). Không gian để lắp thang máy thì bao gồm: giếng thang, hố PIT, OH, phòng máy (với thang máy cáp kéo có phòng máy). Khi thiết kế thang máy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý đến một số bộ phận dưới đây:

– Hố PIT thang máy: là phần không gian dưới cabin, bên dưới sàn để giúp thang di chuyển khi đi đến tầng thấp nhất, thường thấp hơn mặt sàn tầng dưới cùng khoảng 800mm – 1400mm. Kích thước hố PIT thang máy gia đình tùy vào tải trọng thang, tải trọng càng lớn thì yêu cầu hố PIT thang máy lớn. Thang máy cáp kéo thì bắt buộc phải làm hố PIT để giảm chấn cho thang máy khi di chuyển xuống thấp nhưng với công nghệ mới như thủy lực, trục vít, chân không thì chúng ta đã có thang máy không hố PIT hoặc kích thước hố PIT rất nhỏ, từ 10 – 15cm, vì thế mà có nhiều ưu thế với nhà cải tạo. 

– Buồng kỹ thuật hay phòng máy: là phần chứa động cơ thang máy nằm ở trên cùng của giếng thang máy (đối với thang có phòng máy). Phòng máy thường có chiều cao trung bình khoảng 1,8m – 2,2m. Việc thiết kế phòng máy còn tùy thuộc vào công trình lắp đặt loại thang máy nào. Nếu dùng thang máy cáp kéo thì motor và bộ truyền động phải nằm trên cùng của hành trình giếng thang, do đó, thang máy có tải trọng càng lớn thì motor và trống cuộn cáp càng to và phòng máy phải làm cao hơn. Thang máy thủy lực có thể giải quyết được vấn đề về kích thước phòng máy vì bộ truyền động có thể đặt bên dưới cùng hoặc bên cạnh của giếng thang. Vì thế có thể thiết kế thang máy không phòng máy và thang máy không hố PIT khi lắp đặt thang máy cho nhà ở gia đình bằng cách sử dụng công nghệ thủy lực, ngoài ra các công nghệ truyền động trục vít hoặc chân không cũng có thể đáp ứng điều kiện này.

2. Kích thước thang máy gia đình 

Khi tính toán kích thước cho thang máy gia đình, ta chú ý đến 3 thông số: kích thước cabin, kích thước giếng thang và cửa tầng. Tuy nhiên, việc thiết kế các thông số kích thước trên thì phụ thuộc chủ yếu vào lựa chọn tải trọng và các mục đích sử dụng đặc biệt như xe lăn hoặc chuyển đồ gia đình như tủ lạnh, máy giặt,…
Ngoài ra, kích thước thang máy cũng sẽ liên quan đến chất liệu khung giếng thang. Có hai chất liệu chủ yếu là: giếng thang máy bằng khung bê tông tường gạch, giếng thang máy khung kim loại và kính cường lực (thang máy kính).

3. Quy trình vận hành của thang máy mini gia đình 

Chu trình vận hành của thang máy được thực hiện như sau:

– Người dùng nhấn nút gọi thang theo hướng muốn di chuyển (mũi tên “lên” hoặc “xuống”). 

– Khi cabin đến cửa tầng, cửa mở. Kiếm tra chiều di chuyển của cabin bằng đèn báo chiều trước khi vào. 

– Nếu cửa bắt đầu đóng trong khi có hành khách vẫn đang vào thang máy, hãy nhấn nhẹ nút “mở cửa” hoặc nút gọi thang hoặc đặt bàn tay lên mép cửa để cảm biến đảo chiều mở cửa ra. 

– Khi ở trong cabin và cửa đã đóng, nhấn nút chọn tầng tương ứng với số trên bảng điều khiển. Nếu tải trọng của hành khách hoặc đồ vật vượt quá tải trọng quy định, hệ thống báo quá tải sẽ được kích hoạt và tiếng chuông sẽ vang lên để báo động, ta phải giảm bớt số người hoặc số đồ vật trong cabin.

– Ra khỏi cabin: khi cabin đến tầng đã chọn, ta chờ cửa mở rộng hơn 60% chiều ngang mới ra khỏi cabin để đảm bảo an toàn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *